Tre Mỡ - Chương trình Cộng đồng Rút Ngắn Khoảng Cách


1. Giới thiệu tổng quan về tổ chức
- Tên: Nhóm Vườn Thuốc Nam
- Năm thành lập: 2014
- Địa chỉ: Ninh Kiều – Cần Thơ
- Tầm nhìn: Tạo cảm hứng kết nối giữa con người với thiên nhiên, để chữa lành và nuôi dưỡng thể chất lẫn tinh thần của con người.
- Sứ mệnh: Lan truyền cảm hứng kết nối với thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng cây, trồng rừng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Phát triển và mở rộng mô hình vườn rừng, tạo ra những vùng đất mà con người là mắt xích quan trọng trong một xã hội phát triển bền vững.
- Người đại diện: Võ Quốc Lập
- Chức danh: Chủ nhiệm
2. Ý tưởng đề xuất:
- Địa bàn: huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
- Thời gian triển khai: 02/10/2020 – 02/10/2021
- Ý tưởng giải quyết các vấn đề: 
+ Mục tiêu 12: Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm
+ Mục tiêu 13: Thích ứng biến đổi khí hậu
+ Mục tiêu 15: Bảo vệ sự sống trên mặt đất

Cộng đồng/Đối tượng hưởng lợi mà ý tưởng hướng tới:
Trực tiếp:
- 120 Người dân tham gia tập huấn nông nghiệp vườn rừng
- 1500 Người mua sản phẩm của dự án và gia đình của họ
- 20 Tình nguyện viên tham gian thực hiện dự án
Gián tiếp:
- 240 Người nhà của những hộ gia đình áp đụng mô hình vườn rừng
- 480 Hàng xóm của những hộ gia đình áp dụng mô hình vườn rừng
- 480 Cộng đồng xung quanh mô hình

Thách thức của cộng đồng/đối tượng hưởng lợi mà ý tưởng hướng tới:
- Nền nông nghiệp sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
- Hậu quả của biến đổi khí hậu càng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp.
- Chi phí giống, phân bón, tưới tiêu cao
- Cách nhìn không đúng đắn về nông sản: quan tâm đến sự bóng bẩy bề ngoài hơn là chất lượng sản phẩm/nông sản của các hệ thống siêu thị, chợ, thương lái, người tiêu dùng, ...
- Người dân không tìm được giải pháp cho một nền nông nghiệp bền vững, canh tác theo kiểu tự phát không tầm nhìn, không kế hoạch sản xuất, chi phí sản xuất cao nhưng giá thành nông sản rẻ.
- Giá cả không ổn định, điệp khúc “được mùa mất giá” và “giải cứu nông sản”.
- Khủng hoảng kinh tế, hàng hóa không bán được.
- Sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hoạt động xin tài trợ của dự án:
- Xây dựng một mô hình canh tác vườn rừng, không sử dụng phân thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng mô hình vườn rừng kết hợp IMO (Vi sinh vật bản địa: Indigenous Microorganism)
- Nghiên cứu các sản phẩm tạo ra từ mô hình vườn rừng phù hợp với từng địa phương (OCOP)
- Tạo sản phẩm có giá trị cao từ nguồn nguyên liệu chất lượng.
- Tạo chuỗi liên kết, kết nối giữa Nông dân – Người sản xuất – Người tiêu dùng.
- Thực hiện các hoạt động tập huấn, giáo dục, truyền thông về lợi ích và các kỹ thuật canh tác vườn rừng.
Mục tiêu dài hạn:
- Có một mô hình nông nghiệp bền vững làm thí điểm, tạo điều kiện cho người nông dân học hỏi, triển khai.
- Tổng hợp các kiến thức làm vườn thực tế trong điều kiện khí hậu Việt Nam thành một bộ tài liệu hướng dẫn áp dụng nông nghiệp bền vững.

Mục tiêu ngắn hạn:
- 20 Tình nguyện viên tham gia dự án, 150 Nông dân tham quan trực tiếp mô hình, 120 Người dân tham gia lớp tập huấn về vườn rừng được truyển cảm hứng và có thể áp dụng mô hình vườn rừng tại gia đình/ địa phương sinh sống của họ.
- 1500 Người mua sản phẩm của dự án được truyền cảm hứng về nông sản chất lượng, có cái nhìn tích cực về nông nghiệp Việt Nam, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
- Cung cấp 300kg rau sạch/tháng.

Tài liệu dự án

Báo cáo dự án

Tải về  

Tham gia cùng chúng tôi

Liên hệ để tham gia dự án.