Thắp sáng - Chương trình Cộng đồng Rút Ngắn Khoảng Cách

1. Giới thiệu tổng quan về tổ chức:

- Tên tổ chức: Frogsleap Foundation
- Năm thành lập: 2011
- Địa chỉ: 50/125 Võ Trường Toản phường 15 quận 5 TP HCM
- Người đại diện: Nguyễn Hữu Sỹ
- Vị trí/Chức danh: CEO

2. Ý tưởng đề xuất:
- Thời gian: 1/9/2019 - 1/5/2020
- Địa bàn thực hiện dự án:
+ xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
+ xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Dự án giải quyết các vấn đề:
Mục tiêu 7: Đảm bảo nguồn năng lượng sạch và giá cả hợp lý.
Cộng đồng/Đối tượng hưởng lợi mà ý tưởng hướng tới:
- Về thực trạng Mã Đà: Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là 26 hộ dân chưa có điện ở ấp 2, 3 và 4, thuộc xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đa số họ là những người trong độ tuổi lao động nhưng vì không có hộ khẩu nên chỉ làm được những công việc phổ thông nặng nhọc, lương thấp, như làm thuê cho các chủ vườn xoài, đánh cá trên hồ Trị An,…Ngoài ra, trẻ em cũng là một thành phần đáng trong số những đối tượng hưởng lợi, là con của những người lao động trên. Một đối tượng nữa mà dự án trực tiếp hướng đến là các cụ già, đặc biệt ở ấp 2, 90% những hộ chưa có điện là những cụ già neo đơn.
- Đối tượng hưởng lợi gián tiếp của dự án là những người dân xung quanh khu vực dự án, là hàng xóm hoặc họ hàng ở xa của những hộ dân hưởng lợi trực tiếp, ước tính có thể lên đến 1500 người. Độ tuổi của nhóm đối tượng này cũng đa dạng từ trẻ em đến người già. Bên cạnh đó, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mã Đà và chính quyền xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung, cũng trở thành người hưởng lợi gián tiếp khi họ sẽ không còn phải trăn trở về vấn đề thiếu điện của người dân chỉ vì không thể chặt cây dẫn điện nữa.

Thách thức của cộng đồng/đối tượng hưởng lợi mà ý tưởng hướng tới:
- Thuộc một trong những xã nghèo của tỉnh Đồng Nai với tỉ lệ người Việt kiều Campuchia (chiếm 35-40%), không có giấy tùy thân nên gặp nhiều khó khăn trong việc sinh sống, lao động sản xuất,…Trẻ em do không có giấy khai sinh nên bất lợi trong việc học chính quy và môi trường học tập cũng thiếu thốn: điển hình là việc không có đèn học ban đêm.
- Các ấp 2, 3, 4 nằm sâu trong các cánh rừng già nên khó tiếp cận được những nhu cầu cơ bản như điện và nước, ngoài ra những an sinh cơ bản như trạm xá, chợ Mã Đà, trường học, bưu điện, UBND,… tập trung đa số ở ấp 1 (ấp 1 cách ấp 2 gần 10km; ấp 1 cách ấp 3 18km; ấp 1 cách ấp 4 21km)
- Trong khu vực xã đã được hỗ trợ đèn đường NLMT nhưng có nhiều cột đã bị hư hỏng, không sử dụng được.
- Nước được lấy từ các giếng đào hoặc bơm nước trực tiếp từ hồ Trị An để sử dụng. Tuy nhiên do thiếu điện nên việc bơm nước cũng là một khó khăn.
- Thách thức của cộng đồng xã Đa Quyn, tỉnh Lâm Đồng:
+ Có tỉ lệ hộ cận nghèo chiếm 18%, hộ nghèo chiếm 10%. Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số (dân tộc Chin và Chu-ru chiếm 60%), đa số đi làm thuê, trồng lúa và cà phê nên kinh tế bấp bênh, không có điều kiện để kéo điện cũng như lắp đặt pin NLMT.
+ Hiện tại có 12 hộ chưa được hoà điện quốc gia, chủ yếu là xài đèn dầu để thắp sáng; có hộ có tấm pin mặt trời nhưng lại xài không đủ; có hộ phải sử dụng máy nổ, máy phát điện mini nhưng vì máy hư nên không có điện để sử dụng; có hộ còn phải sử dụng “ké” với những hộ có điện khác.
+ Trẻ em được khuyến khích đi học nhưng chỉ học hết cấp 1. Thời gian trong ngày của các em phải phụ giúp ba mẹ nên chỉ còn thời gian buổi chiều tối để học dưới ánh đèn dầu làm ảnh hưởng đến thị lực.
+ Nước thường do giếng nước của mỗi nhà tự đào (tầm 10m), tuy nhiên độ sạch của nước lại không đảm bảo (có nhà sạch, nhà dơ).

Hoạt động xin tài trợ của dự án:
- Dự án dự định lắp 44 hệ thống pin năng lượng mặt trời, trong đó sẽ lắp 26 hệ thống tại xã Mã Đà (ấp 2,3,4) huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và 18 hệ thống tại xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Dự án đang xin tài trợ 16 hệ thống từ trường trung học SJI Singapore cho xã Mã Đà và xin quỹ hỗ trợ cộng đồng AVIVA 7 hệ thống cho xã Đa Quyn .
- Dự án dự định dành 150.000.000 VNĐ từ quỹ RNKC dành cho 21 hệ thống pin còn lại
- Tổ chức 4 chương trình truyền thông về Năng lượng tái tạo, đào tạo đội ngũ kỹ sư địa phương để giải quyết vấn đề địa phương.
Mục tiêu dài hạn:
- Người dân duy trì được nhận thức đúng và thói quen sử dụng sản phẩm NLMT hiệu quả, tiết kiệm.
- Lan tỏa những lợi ích mà hệ thống pin NLMT có thể đem lại không chỉ cho những hộ chưa có điện mà còn những hộ đã có điện ở các khu vực lân cận.
- Cung cấp điện và ánh sáng sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương.
- Giúp người dân có nhận thức đúng đắn về pin NLMT, biết cách lắp đặt, sử dụng và bảo trì hệ thống pin.
- Giảm chi phí nhiên liệu và khâu bảo trì cho các máy phát điện nhỏ chạy bằng dầu.

Mục tiêu ngắn hạn:
- Cung cấp điện và ánh sáng sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương.
- Giúp người dân có nhận thức đúng đắn về pin NLMT, biết cách lắp đặt, sử dụng và bảo trì hệ thống pin.
- Giảm chi phí nhiên liệu và khâu bảo trì cho các máy phát điện nhỏ chạy bằng dầu.
+ 44 hộ ở hai xã Đa Quyn và Mã Đà được lắp hệ thống năng lượng mặt trời, bao gồm pin, acquy, controller, quạt và đèn cho mỗi hộ
+ Người dân có điện để sử dụng cho những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
+ Trên 800 người dân địa phương được tập huấn về cách lắp đặt và bảo quản hệ thống pin.
+ Thay đổi suy nghĩ của người dân khu vực về năng lượng tái tạo, chứng minh cho họ thấy mô hình năng lượng tái tạo rất đơn giản và có thể tự lắp đặt.
- Hệ thống pin NLMT và đèn LED hoạt động ổn định:
+ 21 hộ có 21 bộ pin NLMT và 21 đèn Led được lắp đặt hoàn chỉnh
+ 21 đèn báo đang sạc trên bộ điều khiển sạc và 21 bóng đèn LED
- Người dân địa phương có khả năng tự lắp đặt, sử dụng và bảo trì thiết bị:
+100% số người dân từ 21 hộ biết được cách lắp đặt và cách sử dụng hiệu quả hệ thống pin NLMT
- Đội ngũ kỹ sư địa phương có kiến thức cơ bản và làm việc tốt
+ 100% thành viên của nhóm có kỹ năng lắp đặt, xử lý tình huống hỏng hóc và truyền đạt cách sử dụng hệ thống hiệu quả cho người dân địa phương.

Tham gia cùng chúng tôi

Liên hệ để tham gia dự án.